VỀ CÔNG TY H&S SOLUTIONS

CÔNG TY H&S SOLUTIONS  là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ TNS, kỹ sư về nước lấy tiền NENKIN và hoàn thuế .

Đến với công ty Chung tôi quý khách hàng sẽ hài lòng với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm được đào tạo bài bản từ bên Nhật và luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/24. 

  • Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên công ty, CTV, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn & liên tục phát triển lớn mạnh, hoàn thành sứ mệnh đối với khách hàng, đóng góp đáng kể cho những khách hàng đi nhật về lấy tiền Nenkin, thuế
  • Hàng năm chúng tôi đã hỗ trợ cho hàng nghìn TTS,TNS về nước lấy tiền nenkin
  • Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô cả nước , mà cả về chất lượng với tiêu chí: “Nhanh, hiệu quả, thủ tục đơn giản”.
  • Hiện tại, CÔNG TY H&S SOLUTIONS đã được rất nhiều các bạn biết đến không những là công ty uy tín, xử lí hồ sơ nhanh, thủ tục đơn giản mà còn về hỗ trợ tất cả các trường hợp khó như mất giấy tờ.. 

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LÀM NENKIN

THỦ TỤC LÀM NENKIN LẦN 1

I. Giới thiệu

  • Nenkin lần 1 là thủ tục lấy lại tiền lương hưu cho người lao động đã làm việc tại Nhật Bản
  • Thời hạn :gửi hồ sơ khi ra khỏi nhật trong vòng 2 năm.
  • Tiền nenkin sẽ được sở nenkin xét duyệt và chi trả trực tiếp vào tài khoản tại Việt Nam 

Chú ý: Sở nenkin chỉ chi trả vào tài khoản của chính người làm đơn mà không chi trả qua bên thứ 3 nào khác.

  • Thủ tục nenkin lần 1 sẽ được sở nenkin chi trả 80% số tiền lương hưu đã đóng trong vòng 3 năm đầu tiên.  20% còn lại sẽ bị trừ như tiền thuế và để lấy lại số tiền 20% này các bạn cần thông qua các công ty thuế
  • Thủ tục lấy lại số tiền 20% này được gọi là nenkin lần 2

Ⅱ. Hồ Sơ

  1. Chụp sổ nenkin
    Là cuốn sổ màu xanh được nghiệp đoàn hoặc công ty phát cho người lao động khi về nước.

Chú ý: Trường hợp mất sổ nenkin cần ghi rõ tên công ty , địa chỉ công ty ,thời gian làm việc cụ thể để làm thủ tục xin lại tiền nenkin lần 1

  1. Chụp passport
  • Chụp những trang có hình ảnh của bạn
  • Chụp tất cả những trang có dấu của hải quan
  1. Chụp thẻ ngoại kiều 2 mặt
  2. Chụp giấy mở tài khoản ngân hàng
  •  Xin bản có đóng dấu đỏ
  • Nên mở ngân hàng lớn như BIDV, ACB,Vietcombank, Viettinbank…

THỦ TỤC LÀM NENKIN LẦN 2

I.    Giới thiệu

  1. Số tiền Nenkin đợt 2 là 20% còn lại của đợt 1 mà các bạn không thể trực tiếp lấy lại được 
  2. Số tiền đợt 2 này phải do luật sư người Nhật có tài khoản tại nhật bản mới làm được .
  • Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn và lấy lại số tiền đó giúp bạn .
  • Thời gian nhận tiền :khoảng 1 đến 2 tháng:

Chuyển khoản ngân hàng trong thời gian 10 phút kể từ thời điểm chúng tôi nhận được giấy tờ của bạn (gửi bưu điện chuyển phát nhanh EMS)

II. Hồ sơ

Bạn Cung Cấp cho chúng tôi những giấy tờ sau :

  1. Giấy thông báo cấp Nenkin đợt 1
  2. Có 2 Tờ giấy (cục thuế gửi về khi được thông báo trả số tiền đợt 1)
  3. Sổ Nenkin ( Nenkin Techo )
  4. Địa chỉ lúc bạn sống bên nhật ( thẻ ngoại kiều photo )

 Photo hộ chiếu mặt có thông tin của bạn và mặt có ngày về dấu thị thực hải quan ( ngày xuất cảnh khỏi nhật bản)

THỦ TỤC LÀM NENKIN LẦN 3

1.Nenkin lần 3 thật chất là thủ tục xin hoàn tiền thuế thu nhập cá nhân. mỗi năm sẽ có một lần điều chỉnh lại (Gọi là nen matsu chosei). Các bạn sẽ nhận được một giấy tờ tên là Gensen choshu hyo (源泉徴収票).

2.Trong giấy này có ghi tổng số tiền công ty trả cho bạn và số tiền bị khấu trừ. Chúng ta có thể xin lại số tiền bị khấu trừ ở trên ==>Tùy vào điều kiện đã giảm trừ gia cảnh của từng bạn.

Theo luật của Nhật, dù là thực tập sinh nhưng nếu đang sinh sống tại Nhật và có thu nhập thì người lao động đều phải có nghĩa vụ đóng thuế. Đây được xem là khoản chi phí không hề nhỏ đối với những người đi XKLĐ Nhật Bản. Dưới đây là thủ tục xin giảm thuế khi đi XKLĐ Nhật, thực tập sinh nhớ lưu ý nhé

  1. Thực tập sinh Nhật Bản phải đóng các loại thuế nào?

Khi làm việc tại Nhật Bản thực tập sinh phải có trách nhiệm đóng các khoản thuế cơ bản sau:

– Thuế thị dân (thuế của thành phố)

– Thuế huyện dân (thuế của tỉnh/huyện nơi thực tập sinh làm việc)

– Thuế thu nhập ( nếu tổng thu nhập 1 năm dưới 103 man sẽ không phải nộp loại thuế này)

Giấy báo thuế thị dân tại Nhật

Trong đó Thuế thị dân và thuế cư trú là khoản tiền mà các thực tập sinh sống tại địa phương đó phải nộp cho cơ quan thuế của địa phương để góp phần duy trì các dịch vụ phúc lợi – xã hội tại nơi mình sinh sống bao gồm thu gom rác thải, phòng cháy chữa cháy, giáo dục… Đây là khoản thuế mà tất cả các cá nhân có thu nhập trong một năm vượt trên 1 triệu yên/năm đều phải nộp. Do dó, những thực tập sinh năm đầu sẽ không phải đóng khoản thuế này mà bắt đầu phải đóng từ năm 2.Thuế thu nhập cá nhân tại Nhật khá giống với thuế thu nhập cá nhân tại Việt  Nam. Theo đó khoản thế này thực tập sinh sẽ phải đóng khi thu nhập trên 103 man/ tháng. Hầu hết các thực tập sinh sang Nhật làm việc đểu có mức lương cơ bản tầm 26-32 triệu đồng tương đương 13-16 man. Nếu tính trên năm thì chắc chắn tổng thu nhập sẽ trên 103 man.

Thuế thu nhập cá nhân tại Nhật tính theo thu nhập

Cả 3 loại thuế trên đều được tính dựa theo tổng thu nhập một năm của thực tập sinh do đó tùy vào mỗi người mà khoản thuế có sự chênh lệch. Ngoài các loại thuế trên, thực tập sinh còn phải đóng bảo hiểm bắt buộc do chính phủ Nhật Bản quy định như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm lương hưu.

  1. Làm thế nào giảm thuế khi đi XKLĐ Nhật Bản

Thực tập sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chắc chắn sẽ phải nộp thuế. Do đó, để có thể giảm khoản thế này bạn cần chứng minh bạn đủ các điều kiện để được giảm thuế. Một trong những cách giảm thuế mà được nhiều thực tập sinh sử dụng chính là chứng minh có người phụ thuộc cần nuôi dưỡng taị Việt Nam như gửi tiền cho bố mẹ, gửi tiền về nuôi em ăn học, gửi tiền chu cấp cho anh trai, chị gái…

Có một số điểm cần chú ý khi bạn làm giấy chứng nhận người phụ thuộc như:

– Phải có hóa đơn ghi rõ tên người nhận đúng theo trong bản đăng ký phụng dưỡng

– Con nhỏ là đối tượng phụng dưỡng nhưng lại không phải là đối tượng hoàn thuế do không mở được tài khoản. Con trên 16 tuổi thì bắt đầu được tính giảm.

– Không quy định một năm phải gửi bao nhiêu tiền nhưng bạn, nhưng nên gửi 10 man/ người mỗi năm

– Có chứng nhận mối quan hệ với người phụng dưỡng.

– Không quy định số người phụng dưỡng

– Hình thức chuyển tiền là phải chuyển khoản qua ngân hàng hoặc qua thể SBT, thẻ DCOM.

  1. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc (扶養者) tại Nhật Bản

Thông thường thực tập sinh tại Nhật Bản 1 năm sẽ phải trả khoảng 12-15 man/ tháng tiền thuế. Vì vậy để giảm thuế, tiết kiệm chi phí tại Nhật bạn cần làm thủ tục đăng kí người phụ thuộc, hồ sơ chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai 給与所得者の扶養控除等申告

Tham khảo thêm form và cách điền ở đây: https://trend-news-today.com/2620.html

  • Bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân
  • Giấy khai sinh của thực tập sinh 
  • Đăng ký kết hôn của thực tập sinh nếu có 
  • Hộ khẩu có tên thực tập sinh và những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân

  • Hộ khẩu có tên thực tập sinh và chồng
  • Chứng minh thư của thực tập sinh & những thành viên trong bản kê khai xác nhận quan hệ nhân thân

Yêu cầu tất cả các giấy tờ in hoặc photo khổ giấy A4 trên 1 mặt, sao y thành 2 bản công chứng tại UBND nơi gia đình thực tập sinh thường trú.

  1. Những thay đổi về việc xác nhận người phụ thuộc

Từ năm 2019, chính phủ Nhật Bản bắt đầu có nhiều chính sách trong việc xác nhận người phụ thuộc khi đăng kí giảm thuế tại Nhật Bản như

– Không chuyển tiền gộp về 1 người: Bạn phải chuyển tiền vào 2 tài khoản riêng biệt, một cho bố và một cho mẹ. Nếu trước kia bạn gửi 15-20 man/năm chung cho bố mẹ thì từ nhưng từ năm nay ai có tên trên giấy chuyển tiền mới được hưởng, nên phải chuyển riêng 2 người 2 lần theo 2 tài khoản đứng tên riêng, tức là tách ra thành 10 man/người là ổn.

– Bạn bắt buộc phải chuyển qua ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền cho người phụ thuộc tại Việt Nam để chứng minh thay vì có thể chuyển tay như những năm trước. Phí chuyển tiền tại các ngân hàng Nhật thường rất đắt (khoảng 6000-7000y cho 10 man), do đó bạn có thể chuyển tiền qua cá các công ty chuyển tiền có uy tín như SBI hay Dcom, lệ phí chỉ tầm 1000 yên cho 10 man chuyển khoản, thủ tục cũng nhanh gọn.

– Sau khi ghi đầy đủ thông tin vào tờ khai và chuẩn bị 2 giấy tờ trên, bạn nộp lại cho công ty để làm thủ tục 年末調整 thì sẽ được hoàn lại 1 phần tiền thuế. Trường hợp công ty không làm thủ tục này, thực tập sinh có thể lên trực tiếp 税務署 (cơ quan thuế) của các quận để xin khai giảm trừ thuế (gọi là thủ tục 還付申告).

– Đối tượng mà bạn có thể đăng ký cho vào 扶養 ngoài bố mẹ ruột/bố mẹ vợ (chồng) và vợ/chồng ra còn có thể đăng ký cho anh/chị em ruột, anh chị em dâu (quan hệ 3 đời)

    Lưu ý

  • Giấy chứng nhận nuôi dưỡng chỉ cần nộp 1 lần cho cả 3 năm .
  • Hạn đến cuối tháng 11 hàng năm thì phải nộp giấy chứng nhận gửi tiền ở mục ② cho bộ phận nghiệp vụ ở công ty. Giấy chứng nhận phụ dưỡng sẽ làm trước khi nhập cảnh và nộp cho nghiệp đoàn hoặc công ty tiếp nhận.

– Trong trường hợp đã nhập cảnh và muốn đăng kí thêm người phụ dưỡng thì cần nộp thêm các giấy tờ chứng minh mối quan hệ nhân thân. ( nhờ người thân ở việt nam xin dấu xã phường và gửi qua nhật )

  • Các bạn về trước tháng 12 thì sẽ không làm miễn giảm của năm đó được.
  • Trường hợp chưa làm thủ tục miễn giảm bên nhật sau khi về nước vẫn lấy lại được tiền nhé
    👉🏻  Các bạn mang đủ giấy chuyển tiền từng năm và giấy gensen từng năm về Việt Nam chúng tôi hỗ trợ lấy lại tiền nhé.

CÁC LOẠI THUẾ NHẬT BẢN

 A. Thuế thu nhập cá nhân

 Thuế thu nhập là một phần không thể thiếu của các quốc gia, Nhật Bản cũng như vậy. Thuế thu nhập được chia làm 3 loại tùy theo mức lưu trú tại Nhật của bạn.

1.Cá nhân không lưu trú

Những người chỉ sinh sống ở Nhật dưới 1 năm sẽ được coi là đối tượng không lưu trú. Khi có thu nhập đến từ Nhật, dù là thụ động thì vẫn phải đóng thuế với mức 20%.

Nguồn thu nhập từ nước ngoài sẽ không phải chịu thuế này.

2.Cá nhân lưu trú tạm thời

Những người đã sinh sống ở Nhật từ 1 đến 5 năm và không có ý định lưu trú vĩnh

viễn sẽ được tính là lưu trú tạm thời.

Cá nhân lưu trú tạm thời sẽ phải chịu tất cả các loại thuế đến từ Nhật. Những nguồn thu nhập đến từ nước ngoài và không chuyển về Nhật sẽ không phải chịu thuế.

3.Cá nhân lưu trú vĩnh viễn (vĩnh trú)

Khi đã sống ở Nhật trên 5 năm, có ý định lưu trú ở vĩnh viễn ở Nhật, hoặc đã có vĩnh trú. Những cá nhân này sẽ được tính vào lưu trú vĩnh viễn tại Nhật.

Những người này sẽ phải chịu toàn bộ thuế đến từ Nhật và nước ngoài cho thu nhập cá nhân.

Nếu là người mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ được giảm thuế, do Việt Nam và Nhật Bản đã kí hiếp định về ưu tiên về thuế.

B. Thuế thị dân

 Thuế thị dân còn có tên gọi khác là thuế cư trú, đây là một khoản thuế bắt buộc phải đóng khi thu nhập đạt đến mức quy định. Chi tiết hơn tham khảo trong bài viết bên dưới.

C. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Bất cứ cá nhân nào đang hoạt động kinh doanh ở Nhật đều phải đóng loại thuế này. Tùy thuộc theo tổng doanh thu, quy mô doanh nghiệp và chính sách của từng địa phương (tỉnh) mà mức thuế phải đóng sẽ khác nhau

 Doanh nghiệp nhỏ sẽ chịu thuế thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp vừa và lớn

 Thuế được tính trên tổng thu nhập cá nhân và loại hình đang kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Thuế tài sản

 Nếu đang sở hữu tài sản nhà hoặc đất tại Nhật, bạn sẽ phải đóng thuế này. Mức thuế dao động từ 1,4% đến 2,1% tính trên tổng tài sản (bao gồm đất, nhà,…)

  • Đất định cư sẽ được miễn giảm 1/3 tiền thuế phải đóng
  • Đất có giá trị dưới 300,000 yên (30 lá) sẽ được miễn thuế tài sản
  • Đất dưới 200m vuông cũng được giảm thuế

Ngày áp dụng thuế bắt đầu từ 1/1 hàng năm, hóa đơn sẽ nhận từ tháng 4 đến tháng 6. Bạn có thể trả tiền thuế qua ngân hàng, bưu điện hoặc cửa hàng tiện lợi (combini).

E. Thuế tiêu thụ

 Thuế này đánh trên từng sản phẩm được bán đến tay người tiêu dùng. Về cơ bản, thuế tiêu thụ của Nhật giống hệt như thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt Nam. Mức thuế hiện tại là 8%, sẽ tiếp tục tăng lên 10% vào năm 2019.

Hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ dành cho người không lưu trú tại Nhật sẽ không phải chịu thuế này.

Nhằm ưu đãi khách du lịch tới Nhật, một số loại hàng hóa đã được miễn thuế riêng cho khách du lịch:

  • Mặt hàng : Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng và túi xách.
  • Điều kiện : Mua sắm trên 5,000 yên và dưới 50,000 yên / một người / một cửa hàng / một ngày.
  • Đối tượng miễn thuế : Khách du lịch đến Nhật dưới 6 tháng, Người có hộ chiếu ngoại giao và người Nhật đã sống ở nước ngoài trên 2 năm.

Những hàng hóa miễn thuế phải được đóng gói, dán nhãn miễn thuế riêng biệt. Đồng thời không được sử dụng trực tiếp tại Nhật và phải có giấy chứng nhận là số hàng hóa đó sẽ mang ra khỏi Nhật trong vòng 30 ngày.

F. Thuế đồ uống có cồn, thuốc lá và xăng

Những sản phẩm này ngoài thuế tiêu thụ 8% hiện tại ra, sẽ phải chịu thêm thuế quốc gia.

  • Nếu là đồ uống có cồn thì tùy theo nồng độ cồn và giá trị mà mức thuế sẽ khác nha
  • Thuốc lá và đồ uống có cồn có mức thuế cao nhất, xăng thì rẻ

Nếu là đối tượng miễn thuế trong phần thuế tiêu thụ thì bạn sẽ được miễn thuế các mặt hàng này tại các cửa hàng dành riêng cho khách du lịch (free tax).

G. Thuế phương tiện giao thông

Người đang sở hữu ít nhất một phương tiện để tham gia giao thông như xe ô tô, xe tải, …. (trừ xe đạp) sẽ phải chịu thuế này.

  • Xe ô tô và xe bus sẽ phải thuế dựa trên dung tích xi lanh
  • Xe mô tô gắn máy thì chịu thuế phương tiện cơ giới tại địa phương (tỉnh)
  • Xe phân khối lớn (loại nhỏ dưới 660cc) được giảm thuế mạnh
  • Xe mua cũ cũng phải chịu thuế, người khuyết tật sẽ được giảm thuế

Thuế này được đóng vào tháng 4 hàng năm. Tiền thuế phương tiện giao thông sẽ được chính phủ dùng vào việc bảo trì và nâng cấp hệ thống cầu đường.

Vì Nhật Bản có nhiều động đất, nên cầu đường phải sửa lại rất nhiều. Tiền thuế có thể đóng qua ngân hàng, bưu điện và qua internet.

Không chỉ có thuế, một số loại bảo hiểm bạn cũng phải bắt buộc tham gia. Ví dụ như bảo hiểm lương hưu. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẽ phải cho mọi người cùng biết. Nếu có thắc mắc nãy để lại comment bên dưới.

Lý do chọn HSNIP

+ Lý do 1: Hồ sơ của các bạn sẽ được các bạn chuyên gia bên Nhật có kinh nghiệm xử lí 1 cách nhanh chóng. Đặc biệt các hồ sơ của các bạn trước khi được nộp lên sở hưu trí sẽ được luật sư người Nhật xác nhận kỹ càng. Vì vậy hồ sơ của các bạn hoàn toàn yên tâm.

+ Lý do 2: Số tiền các bạn nhận được sẽ được công khai minh bạch (Gửi cho các bạn giấy báo kết quả tiền từ sở hưu trí và phân tích rõ ràng các khoản cho các bạn)

+ Lý do 3: Thủ tục làm hồ sơ các bạn cung cấp cho H&S Solutions cực kì đơn giản.(Các bạn chỉ cần bỏ ra không quá 5 phút để chụp ảnh gửi cho chúng tôi)
+ Lý do 4: Hồ sơ lần 1 hoàn toàn miễn phí (nếu bạn tự làm lần 1 phí bạn gửi sang Nhật cũng đã mất mấy trăm nghìn), 
 + Lý do 5: Trong suốt quá trình gửi gắm làm hồ sơ, bạn luôn được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn nhiệt tình, đặc biệt luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu 

LIÊN HỆ

Công ty H&S SOLUTIONS

Mobile: 080 8081 4771

 

10:00  – 19:00 
Thứ 2 đến thứ 6 

Email: support1@hsnip.com